Marbovitryl 500- Dung dịch tiêmĐặc trị nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục
THÀNH PHẦN
Trong 1 ml có chứa:
Marbofloxacin………..50 mg
Exp.qs…………….1 ml
CÔNG DỤNG
Trị nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp, viên vú, viêm tử cung trên trâu bò, heo, dê, cừu gia cầm.
– Chuyên trị bệnh tụ huyết trùng, các bệnh đường hô hấp, viêm phổi, viêm khí quản, các bệnh gây sựi chân, bại cánh, phù mặt ở gà vịt.
– Đặc hiệu trên các bệnh do E.coli, Shigella Proteus,…, gây bệnh tiêu chảy phân trắng, phân nâu, phân có máu. – Viêm vú, viêm tử cung, nhiễm khuẩn có mủ.
LIỀU DÙNG
Tiêm bắp 3-5 ngày liên tục.
– Trâu bò: 1 ml/15-20 kg thể trọng/ngày
– Heo, dê, cừu: 1 ml/10-15 kg thể trọng/ngày – Gia cầm: 1 ml/5-10 kg thể trọng/ngày
Lưu ý:
– Có thể pha loãng sản phẩm với Dung Môi Pha Tiêm hoặc nước cất để tiêm. Ví dụ: Đối với gia cầm, pha 1 ml Marbovitryl 500 với 9 ml Dung Mô Pha Tiêm hoặc nước cất rồi tiêm với liều 1 ml/kg thể trọng.
– Đối với gia cầm: Có thể pha vào nước cho uống với liều 1 ml/lit nước uống.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không dùng khi vi khuẩn gây bệnh kháng các fluoroquinolone khác.
NHỮNG THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNGTHUỐC
Không có.
NHỮNG TƯƠNG TÁC CÓ THẺ VỚI CÁC THUỐC THÚY KHÁC
Không có.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI SỬ DỤNG THEO KHUYẾN CÁO
Thuốc dung nạp tốt, rất hiếm gặp trường hợp sưng viêm tại vị trí tiêm khi dùng theo liều khuyến cáo.
QUÁ LIÊU
Sử dụng gấp đôi liều khuyến cáo không thấy có ảnh hưởng xấu nào được quan sát. Quá liều cao có thể gây tác động thần kinh, biểu hiện co giật. Khi đó phải điều trị triệu chứng.
SỬ DỤNG CHO GIA SÚC MANG THAI, CHO SỮA VÀ GIA CẦM ĐẺ TRỨNG Sử dụng an toàn cho gia súc mang thai, cho sữa và gia cầm đẻ trứng.
TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ
Dược lực học
Marbofloxacin là kháng sinh tổng hợp, diệt khuẩn, thuộc nhóm fluoroquinolone. Tác động bằng cách cách ức chế enzyme DNAgyrase gây ngăn trở quá trình sinh tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn dẫn đến DNA không thể tách và nhân đôi. Marbofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng chống lại các vi khuẩn gram dương (đặc biệt là Staphylococci) và gram âm (Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Campylobacter jejunii, Citrobacter, Enterobacter, Proteus spp, Klebsiella spp, Actinobacillus pleuropneumoniae, Bordetella bronchiseptica, Pasteurella haemolytica, Pasteurella multocida, Haemophilus spp, Moraxella spp, Pseudomonas aeruginosa) và Mycoplasma (Mycoplasma bovis, Mycoplasma dispar, Mycoplasma hyopneumoniae)
Sự đề kháng của các vi khuẩn đối với kháng sinh nhóm fluoroquinolone xảy ra do sự đột biến nhiễm sắc thể với 3 cơ chế: Giảm tính thấm của vách tế bào vi khuẩn, cơ chế bơm đẩy tăng vận chuyển kháng sinh ra khỏi tế bào vi khuẩn, biến đổi enzyme DNA gyrase. Cho đến nay, rất hiếm thấy có sự đề kháng fluoroquinolone qua trung gian plasmid trên gia súc. Dựa trên cơ chế đề kháng cơ bản thì sự đề kháng chéo với các kháng sinh fluoroquinolone khác và đề kháng đồng thời với các nhóm kháng sinh khác có thể xảy ra.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Sau khi tiêm với liều khuyến cáo cho trâu bò và heo, marbofloxacin được hấp thu nhanh chóng, sinh khả dụng đạt gần 100%. Marbofloxacin liên kết yếu với protein huyết tương (thấp hơn 10% trên heo và 30% trên trâu bò), phân bố rộng và đến hầu hết các mô (gan, thận, da, phổi, bàng quan, tử cung, cơ quan tiêu hóa) với nồng độ cao hơn ở huyết tương.
Trên trâu bò, marbofloxacin được bài thải chậm ở bê nghé chưa nhai lại (t,,B = 5-9 giờ) chủ yếu ở dạng có hoạt tính qua nước tiểu (3/4) và phân (1/4).
Trên heo, marbofloxacin được bài thải chậm (t.,B = 8-10 giờ) chủ yếu ở dạng có hoạt tính qua nước tiểu (2/3) và phân (1/3).
THỜI GIAN NGỪNG SỬ DỤNG THUỐC
Trước khi giết mổ: Trâu, bò: 6 ngày; Heo: 4 ngày; Gia cầm: 3 ngày
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.