1. VACCINE 4 BỆNH MÈO PHÒNG CHỐNG NHỮNG BỆNH NÀO?
1.1. BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈOBệnh giảm bạch cầu ở mèo còn được gọi là bệnh dịch hạch ở mèo hay viêm ruột truyền nhiễm, viêm ruột Parvo ở mèo. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể lây lan rất nhanh, từ mèo nhiễm bệnh đến những con mèo xung quanh. Thông qua con đường lây nhiễm là mèo chưa nhiễm bệnh tiếp xúc với chất bài tiết có chứa virus hoặc côn trùng hút máu từ mèo đã mắc bệnh. Những chú mèo được tiêm phòng chưa đủ số mũi quy định hoặc chưa được tiêm phòng chống bệnh giảm bạch cầu có khả năng bị lây nhiễm cao hơn, đặc biệt là mèo con từ 3-5 tháng tuổi. Bên cạnh đó, nếu một chú mèo mang thai bị nhiễm bệnh giảm bạch huyết thì có thể xảy ra hiện tượng thai chết lưu, sảy thai. Đồng thời, mèo sơ sinh có nguy cơ cao gặp vấn đề về thần kinh.Các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của căn bệnh này là sốt cao đột ngột, nôn trớ, tiêu chảy, mất nước, rối loạn hệ tuần hoàn, chẩn đoán sẽ phát hiện hiện tượng giảm bạch cầu trong tế bào.Tiêm phòng giảm bạch cầu ở mèo rất quan trọng bởi đây là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao
1.2. BỆNH VIÊM MŨI Ở MÈOBệnh viêm mũi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở mèo, còn được gọi với cái tên phổ biến là cúm mèo, viêm phổi mèo. Tác nhân gây bệnh là virus herpes loại 1, nó thuộc họ Herpesviridae. Thông thường virus này được truyền qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Sau khi mèo bị nhiễm bệnh viêm mũi thì virus sẽ nhân lên dần trong các tế bào biểu mô trong khoang mũi, họng, kết mạc, lưỡi và các cơ quan của chúng. Sau đó, chúng ra ngoài theo con đường bài tiết. Một số mèo không có triệu chứng dù đã nhiễm bệnh và được gọi là nhiễm khuẩn hạ lâm sàng (silent inflection), nhưng virus vẫn phát tán. Dẫn tới những chú mèo khỏe mạnh xung quanh có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc với chất bài tiết hoặc những đồ bị ô nhiễm từ mèo đã mắc bệnh (như thức ăn, nước, dụng cụ đựng thức ăn, sàn nhà). Ngoài ra, virus herpes này có thể lây truyền nhanh chóng qua đường giọt bắn.
1.3. VACCINE CHO MÈO ĐỂ PHÒNG BỆNH NHIỄM TRÙNG CALICIVIRUS Đây là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây nên. Dấu hiệu lâm sàng ban đầu gồm có dịch chảy từ mắt và mũi, loét trong miệng, mèo bỏ ăn và hôn mê, xảy ra từ 1-5 ngày đầu tiên nhiễm bệnh. Các dấu hiệu sau đó bao gồm mèo bị sốt, phù chân tay và mặt, vàng da, đi cùng nhiều hội chứng rối loạn chức năng nội tạng.
1.4. VACCINE PHÒNG BỆNH DẠI CHO MÈONhiều người cho rằng mèo nuôi trong nhà thì không cần phải tiêm vaccine 4 bệnh mèo, trong đó có mũi tiêm phòng bệnh dại, mà chỉ cần tiêm phòng 3 loại bệnh trên. Đây là một quan niệm sai lầm bởi mèo nuôi trong nhà vẫn có nguy cơ bị dại. Bởi dù được nuôi trong nhà nhưng mèo vẫn có thể tự ra ngoài chơi hoặc được đưa ra ngoài chơi. Dẫn tới mèo nhà bạn vẫn có nguy cơ nhiễm dại khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.Đừng bỏ qua việc tiêm phòng đủ 4 loại bệnh này cho mèo bởi chi phí tiêm thấp hơn điều trị bệnh rất nhiều lần. Thêm vào đó, việc chủ động tiêm phòng vaccine cho mèo giúp giảm thiểu các rủi ro do các bệnh kể trên như biến chứng, di chứng, giảm tỷ lệ tử vong so với nhóm không tiêm phòng.Tiêm đủ 4 bệnh phổ biến cho mèo để mèo luôn khỏe mạnh2. LỊCH THỰC HIỆN VACXIN MÈO 4 BỆNHMèo được 6 – 8 tuần tuổi: tiêm mũi vacxin phòng 3 bệnh (giảm bạch cầu, viêm mũi, nhiễm trùng calicivirus). Cách 4 – 6 tuần sau tiêm mũi 1, tiêm tiếp 1 mũi vacxin 3 bệnh cho mèo.Mũi thứ ba tiếp tục được tiêm cách mũi thứ hai 4 tuần.Mèo được 12 – 16 tuần tuổi: tiêm 1 mũi vacxin phòng bệnh dại.Các năm sau đó, 1 năm tiêm nhắc lại 1 mũi vacxin 3 bệnh.Lưu ý: Không nên để mèo quá 4 tháng tuổi mà chưa tiêm mũi vacxin đầu tiên.Nên hoàn thành các mũi vaccine 4 bệnh mèo trước khi mèo tròn 1 năm tuổi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.